Những người tuyệt đối không nên ăn thịt vịt
Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số trường hợp cần kiêng thịt vịt nếu không muốn gặp những rắc rối với cơ thể.
Theo các bác sỹ, mỗi loại thịt có đặc trưng riêng. Về cơ bản, gan, ngan hay vịt đều tốt cho cơ thể, song cũng có những trường hợp cần lưu ý khi ăn.
Người đang bị cảm
Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây xưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
Người bị bệnh gút
Những người mắc bệnh gút không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng protein rất cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt: Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột. Ngoài ra, thịt vịt cũng "kị" rau kinh giới vì có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.