HỆ THỐNG CỬA HÀNG

104-C9 Tô Hiệu - Cầu Giấy - Hà Nội
Phone: 0243 219 1442

105-A49 Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Phone: 0243 538 1299

29 Nguyễn Thượng Hiền - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Phone: 0243 941 3939

318 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
Phone: 0243 2016019

151B Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Phone: 0243 722 8929

Số 7 Hàng Đậu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phone: 0243 935 0535

Những người cấm ăn thịt vịt dù mê tới mấy

Những người dưới đây không nên ăn thịt vịt vì gây hại khôn lường cho sức khỏe, hãy lưu ý ngay!

Những người dưới đây không nên ăn thịt vịt vì gây hại khôn lường cho sức khỏe, hãy lưu ý ngay!

Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số trường hợp cần kiêng thịt vịt nếu không muốn gặp những rắc rối với cơ thể.

Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn được nhiều người ưa chuộng

Ăn thịt vịt có tốt không?

Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang  xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.

Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, mỗi buổi sáng, nên ăn 1 quả trứng vịt muối. Nếu trộn trứng vịt với bột sò biển để tráng lên ăn thì tác dụng chữa bệnh càng cao.

Những người không nên ăn thịt vịt

Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây xưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Người có hệ tiêu hóa kém

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Người đang bị cảm

Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.

Thanh Thu (TH)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết liên quan

Tin xem nhiều