Cách nấu cháo vịt miền Tây ngon ăn là nhớ mãi
Trong các cách chế biến thịt vịt thì nấu cháo là cách quen thuộc nhất và đơn giản nhất. Mỗi một vùng miền sẽ có cách nấu cháo khác nhau đôi chút. Riêng cách nấu cháo vịt miền Tây sông nước rất được lòng thực khách phương xa. Cùng khám phá món cháo vịt theo hương vị miền Tây cùng Vịt 29 nhé!
Cháo vịt miền Tây ăn một lần nhớ mãi
Miền Tây sông nước đã quá nổi tiếng với mỗi chúng ta. Nói về miền Tây là nói về miền sông nước, xứ hoa quả miệt vườn và con người thân thiện. Cứ đến mùa gặt xong nơi đây có những bầy vịt thả đồng và từ đó hình thành nên món cháo vịt miền Tây.
Cách nấu cháo vịt miền Tây cơ bản cũng không khác nhiều so với cách nấu cháo vịt miền Trung, miền Bắc. Nhưng nó lại mang một hương vị hấp dẫn riêng biệt đến từ cách chế biến và rau ăn kèm. “Miền Tây gạo trắng nước trong - Ai đi đến đó thì không muốn về”. Quả thực ẩm thực và cảnh đẹp miền Tây rất giỏi níu chân du khách ghé lại nơi đây.
Cháo vịt miền Tây có vị ngọt tự nhiên của vịt hoà quyện cùng mùi vị của các loại rau thơm ăn kèm. Đang đói bụng mà ăn tô cháo vịt hầm nóng hổi kèm miếng thịt vịt chấm nước mắm gừng và chút rau thơm thì còn gì tuyệt hơn bạn nhỉ!
Nguyên liệu nấu cháo vịt kiểu miền Tây
Hầu hết cách nấu cháo vịt ở vùng miền nào cũng đều có những nguyên liệu cơ bản giống nhau. Hương vị cháo vịt khác nhau là do rau thơm xắt ăn kèm theo vịt và rắc vào cháo. Điều quan trọng là bạn phải chọn được con vịt thật ngon để nấu cháo.
Một số nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu cháo vịt miền Tây như sau:
- Vịt: 1 con;
- Gừng: 1 củ;
- Rượu trắng: 10ml;
- Hành tím: 3 củ;
- Tỏi: 3 tép;
- Rau tía tô, lá hành, rau mùi;
- Gạo tẻ, gạo nếp vừa đủ;
- Gia vị cơ bản: Dầu ăn, nước mắm, muối, đường…
Các nguyên liệu trên vô cùng đơn giản, cứ vào chợ nào cũng mua được. Vì thế để có món cháo vịt miền Tây thật ngon bạn hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu nhé. Nên chọn vịt cỏ thả đồng thì cháo vịt sẽ ngon hơn, ngọt nước hơn rất nhiều. Thường người dân miền Tây khi vào mùa vịt thả đồng sẽ hay chế biến món cháo vịt này.
Cách nấu cháo vịt miền Tây ngon đúng điệu
Khâu chuẩn bị đã xong bây giờ chúng ta đi vào các bước thực hiện nhé. Các bước làm như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vịt mua về, nhổ lông làm sạch ruột thì dùng gừng đập dập cùng rượu trắng để chà xát khắp mình vịt. Mục đích để vịt khử hết mùi hôi tanh khó chịu đặc trưng.
- Rau thơm nhặt và rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.
- Hành băm để riêng, tỏi ớt băm để riêng, chuẩn bị thêm 1 củ hành nướng.
- Gừng đập dập 1 ít, còn 1 ít đem giã nhỏ.
- Gạo nếp gạo tẻ đem vo sạch và rang cho hơi vàng.
Bước 2: Luộc vịt
Để nấu cháo vịt thì việc tiếp theo là chúng ta luộc vịt. Luộc vịt khác với luộc gà ở chỗ là vịt luộc nước nóng còn gà luộc nước lạnh. Bạn bắc 1 nồi nước rồi đun sôi thì thả vịt vào kèm ít gừng đập dập và hành nướng. Đây là cách nấu cháo vịt miền Tây giúp thịt vịt có mùi thơm hơn. Trong quá trình luộc nhớ hớt bỏ bọt để nước luộc vịt trong.
Bước 3: Nấu cháo
Khi bạn luộc vịt chín thì vớt vịt ra rồi cho gạo đã rang vào để nấu cháo. Hoặc muốn nhanh hơn khi vịt mới chín được 1 nửa thì bạn cho gạo vào nấu. Sau đó vịt chín thì vớt vịt ra trước còn gạo nấu đến khi gạo nở bung và sánh lại là được. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Vớt vịt ra bạn chặt lát mỏng rồi xếp ra dĩa, làm thêm chén nước mắm gừng, tỏi chua ngọt. Múc cháo ra bát, rắc thêm tiêu, rau thơm hành lá tía tô rồi thưởng thức cháo kèm chấm thịt vịt. Đảm bảo ăn ngon quên lối về.
Cách nấu cháo vịt miền Tây trên vừa đơn giản mà lại rất ngon. Nếu bạn không có thời gian cho việc bếp núc hãy tới Vịt 29 để được phục vụ cháo vịt miền Tây đậm đà nhé!