HỆ THỐNG CỬA HÀNG

57 Nguyễn Khang- Cầu Giấy - Hà Nội
Phone: 0243 212 3092

250 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Phone: 0243 987 3043

104-C9 Tô Hiệu - Cầu Giấy - Hà Nội
Phone: 0243 219 1442

105-A49 Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Phone: 0243 538 1299

29 Nguyễn Thượng Hiền - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Phone: 0243 941 3939

318 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
Phone: 0243 2016019

266 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Phone: 0862291619

151B Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Phone: 0243 722 8929

Số 7 Hàng Đậu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phone: 0243 935 0535

Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì?

Mô hình nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thị trường dưới nhiều hình thức. Những ngành nghề đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp kinh doanh phát triển đều được tham gia hình thức này. Vậy nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì? Theo dõi bài viết dưới đây để biết có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Trước khi biết nhượng quyền thương hiệu cần những gì, chúng ta tìm hiểu khái quát về định nghĩa và các hình thức nhượng quyền thương hiệu cơ bản nhé.

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh khá phổ biến ngày nay. Theo đó, một cá nhân/tổ chức được phép sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nào đó để kinh doanh. Quá trình kinh doanh này có thời hạn nhất định với khoản chi phí chuyển nhượng hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận theo hợp đồng.

Có bốn hình thức cơ bản được áp dụng phổ biến trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

  • Nhượng quyền thương hiệu toàn diện: bên nhượng quyền có nhiệm vụ chuyển nhượng toàn bộ thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, hệ thống chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành, quản lý, hỗ trợ marketing quảng cáo…
  • Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện: bên nhượng quyền chỉ trao một phần sản phẩm/dịch vụ theo hợp đồng cho đối tác nhận nhượng quyền.
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: bên cạnh việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, chủ nhượng quyền còn cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền.
  • Nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư: bên nhượng quyền góp vốn đầu tư để tham gia vào ban quản lý của doanh nghiệp nhận nhượng quyền.

Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì?

Dưới đây là một số thông tin liên quan đến điều kiện, thủ tục nhường quyền thương hiệu, cùng tìm hiểu nhé.

Điều kiện tham gia hình thức nhượng quyền thương hiệu

Để cùng tham gia hoạt động nhượng quyền thương hiệu bên nhượng quyền và bên nhận nhượng cần đảm bảo các điều kiện sau:

Đối với bên nhượng quyền

  • Hệ thống thương hiệu dự định tham gia nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Nếu bên nhượng quyền là doanh nghiệp nước ngoài thì phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ít nhất 01 năm.
  • Doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh thuộc các đối tượng có trong quyền thương mại và không vi phạm quy định pháp luật.

Đối với bên nhận nhượng quyền

  • Phải là thương nhân
  • Cá nhân/tổ chức có đăng ký kinh doanh những ngành nghề phù hợp với các đối tượng của quyền thương mại.

Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì?

Chuẩn bị hồ sơ

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu thương mại. Hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, mẫu do Bộ công thương cấp.
  • Giấy giới thiệu về nhượng quyền thương mại, mẫu do Bộ công thương quy định.
  • Tư cách pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền.
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

Trình tự thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Hướng dẫn dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì? Thủ tục nhượng quyền thương hiệu được thực hiện theo quy định của chính phủ:

  • Đầu tiên, bên chuyển nhượng gửi hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền đến Bộ công thương.
  • Kể từ lúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào sổ đăng ký trong vòng 05 ngày làm việc. Sau đó thông báo bằng văn bản cho người đăng ký về sự việc đó.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước phải thông báo để người đăng ký được bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ.
  • Những thời hạn nên trên không kể thời gian người đăng ký chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
  • Nếu đã hết thời gian quy định, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nên rõ lý do.

Bài chia sẻ đã nêu rõ những thông tin liên quan đến câu hỏi nhượng quyền thương hiệu cần làm thủ tục gì? Nếu bạn đang muốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hãy liên hệ với Quán Vịt 29 qua hotline 0978.000.059 để được tư vấn nhanh nhất. Hoặc truy cấp website https://vit29.com/ để tìm hiểu thêm thông tin về chúng tôi.

Bài viết liên quan

Tin xem nhiều