Những món vịt quay nổi tiếng được nhiều người yêu thích
Vịt quay làm món ngon được nhiều người yêu thích. Trên thế giới có rất nhiều món vịt quay ngon, Dưới đây là 3 món vịt quay nổi tiếng thế giới với hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Vịt quay làm món ngon được nhiều người yêu thích. Trên thế giới có rất nhiều món vịt quay ngon, Dưới đây là 3 món vịt quay nổi tiếng thế giới với hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh (Bắc Kinh khảo áp) là một món ăn đặc sản nổi tiếng từ Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Đặc trưng của món vịt quay là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm. Nhiều nhà hàng phục vụ món da và món thịt riêng.
Vịt Bắc Kinh to, béo sau khi được quay trong lò lửa lớn được nhà hàng lạng lấy thịt và da phục vụ cho khách, riêng phần xương còn lại được hầm để nấu món súp. Lai lịch món này có lẽ từ thời nhà Nguyên (1206-1368). Đến đầu thế kỷ XV, món vịt quay đã nổi tiếng được các vua chúa nhà Minh ưa thích. Vịt quay Bắc Kinh, cùng với môn Kinh Kịch được người Bắc Kinh tự hào làm thương hiệu riêng khi đề cập đến văn hóa thủ đô Bắc Kinh với người nước ngoài.
Thành phẩm là vịt quay có màu nâu đỏ đều, da giòn rụm, thịt mềm và ngọt. Da vịt được dùng như món khai vị, chúng sẽ được cắt miếng, cuốn chung với hành lá, dưa leo, bao bọc bên ngoài bằng lớp bánh tráng mềm. Thịt vịt ngọt, được chiên với cơm, xào với mì hay lăn bột chiên muối. Bộ xương con vịt còn lại thường được nấu thành canh, cũng ngọt và thơm không kém.
Có những đầu bếp cầu kỳ đã cho ra một bữa ngon gồm 5 món như: Da vịt cuốn, vịt quay cuốn xà lách, vịt quay xào mì giòn, cơm chiên vịt quay, súp… tất cả đều từ một con vịt quay mà không hề làm thực khách ngán ngẩm. Vì với 5 món đó, cũng hương vị và mùi thơm ấy lại có những cách thưởng thức khác nhau.
2. Vịt quay Tứ Xuyên
Sẽ là thiếu sót lớn nếu trong các món ăn nổi tiếng của Tứ Xuyên lại không kể đến vịt quay. Vịt quay ngon phải là có lớp da chín màu bánh mật giòn rụm, vịt béo mà không hề ngấy, thịt bên trong mềm như trứng luộc, có vị ngọt, đậm, chấm với nước chấm được tiết ra từ trong con vịt.
Lớp da chín giòn rụm mà không hề béo ngấy (nguồn internet)
Vịt quay Tứ Xuyên mang vị đậm đà theo phong cách nơi đây: cay và nhiều gia vị đậm đặc. Là một trong những món ăn ngon mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu với du khách khi đến với Tứ Xuyên.
Để chế biến thành công món vịt quay cũng rất công phu, phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Và cách thưởng thức cũng rất đa dạng. Nhưng dù được thưởng thức theo cách nào thi vẫn giữ được hương vị thơm ngon độc đáo của vịt quay Tứ Xuyên.
3. Vịt quay Lạng Sơn
Loại vịt được dân Lạng Sơn dùng để quay là vịt bầu Thất Khê, thịt dày mềm, xương nhỏ, vừa lớn tới, không già quá mà cũng không non. Nhưng chọn vịt chỉ mới là khâu đầu. Còn để thịt quay ngon, nằm ở khâu tẩm ướp. Người dân địa phương dùng nhiều loại lá rừng có vị thơm, trong đó không thể thiếu lá mắc mật, mật ong.
Ảnh minh họa (intrenet)
Sau khi tuyển chọn được vịt ưng ý, người ta vặt lông vịt sạch sẽ. Họ lấy hết ruột gan vịt rồi thổi cho da vịt căng phồng lên. Nhúng nhanh vịt vào nồi nước sôi sùng sục cho thịt vịt se lại. Sau đó phết ra ngoài và cả trong bụng vịt một loại nước sền sệt, trong đó chủ yếu là mật ong thứ thiệt, ít xì dầu, đường mạch nha… tạo nên một màu nước quánh, nâu vàng.
Bụng vịt được nhồi nhiều thứ gia vị hái được trong rừng, trong đó đặc sắc nhất là lá mắc mật rồi khâu lại. Bước thứ hai sau sao tẩm là nướng nhẹ trên lò than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển từ vàng sang nâu sẫm mới cho vào chảo mỡ hay dầu lạc nóng già đều tay lật con vịt qua lại. Người ngồi trong quán đến lúc này không yên vì hương vị từ bếp lò toả ra. Đó là một mùi thơm ngậy của mỡ dầu, của mật ong, của mắc mật và nhiều hương liệu hấp dẫn khác.
Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu khác chỉ có dân nơi đây mới biết. Vịt quay hay nướng, không có nước chấm này, kém vị đi trông thấy.
Lúc này vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé. Béo mà không ngậy. Ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng. Ấy mới thực sự đặc sắc, hiếm ở đâu có. Bên bình rượu Bảo Sơn, trong tiết mưa dầm, se lạnh, ngồi với nhau trong liêu xiêu quán nhỏ biên giới, bạn sẽ cảm hết vị thơm ngon đậm đà của món đặc sản có một không hai của Lạng Sơn này.
(theo Amthuc365.vn)