Vịt gác bếp - Món ngon mang đậm hương vị Tây Bắc
Món thịt trâu gác bếp, thịt bò gác bếp nghe chừng đã vô cùng quen thuộc với chúng ta, nhất là các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên. Vậy bạn đã bao giờ nghe tới món vịt gác bếp chưa? Đúng như bạn nghĩ đây là một món ăn được lấy cảm hứng từ món thịt trâu gác bếp được sáng tạo nên. Vậy món vịt làm theo cách mới lạ này có ngon không, có điểm gì đặc biệt hãy tìm hiểu xem sao nhé!
Những điều thú vị về món vịt gác bếp
Cuộc sống hiện đại này chúng ta có thể được ăn rất nhiều món mới lạ từ Á sang Âu. Thế nhưng đố bạn tìm được một món ăn nào có thể gây ấn tượng và thương nhớ hơn các món ăn thuần Việt. Đặc biệt là các món ăn được chế biến theo phong cách của các anh em dân tộc thiểu số như vùng Tây Bắc.
Không cần nói nhiều vì món thịt gác bếp của người Thái, người Tày...đã quá nổi tiếng. Giờ đây bạn có thể biến tấu thành nhiều món gác bếp khác nhau như gà gác bếp, vịt gác bếp, cá gác bếp...Cách chế biến này nghe thì đơn giản nhưng cũng cầu kỳ và mất thời gian lắm đấy. Bù lại thì chất lượng món ăn ngon khỏi bàn, ăn xong chắc phê “lên mây” luôn.
Món vịt gác bếp có từ bao giờ, do ai sáng tạo ra thì không có tài liệu nào ghi chép hay ai biết được. Nhưng vị ngon của nó ai cũng phải gật gù khen ngon sau khi ăn và cảm nhận.
Cách làm món vịt gác bếp đơn giản lạ miệng
Để làm món ăn này chúng ta cần phải chuẩn bị nguyên liệu đầu tiên. Nếu có thể nên chọn phần ức vịt để lấy riêng phần nạc hoặc có thể chọn nguyên liệu là nguyên cả con vịt đều được. Ngoài ra một số nguyên liệu phụ cần có bao gồm: 5 tép sả, 1 củ gừng, 2 củ tỏi, 20ml rượu trắng, ớt bột, bột ngọt, muối, mắc khén, hạt dổi, hạt tiên, bột quế và hoa hồi.
Nghe qua về khâu nguyên liệu đã cảm nhận được sự tỉ mỉ của món ăn và hương vị Tây Bắc rồi bạn nhỉ. Bây giờ cùng tìm hiểu các bước làm vịt gác bếp ngon chuẩn vị nhé.
- Sơ chế vịt: Vịt mua về giã nhỏ gừng và trộn cùng ít muối hạt hoặc rượu trắng chà xát đều khắp mình vịt. Sau đó chờ vịt ráo thì chặt thành miếng to như vịt quay.
- Cho vịt đã cắt miếng vào thau, sả và gừng cắt và giã dập kèm với các gia vị đã chuẩn bị để ướp vịt, nên trộn đều để gia vị ngấm đều. Ướp như vậy trong khoảng 3-4 tiếng là được.
- Sau khi ướp xong bạn lấy móc xiên thịt vịt và treo lên phía trên bếp củi cách bếp khoảng 1-1,5 mét.
- Chất củi vào và nhóm bếp lên, hun khói thịt khoảng 2 ngày (nếu nấu nướng thường xuyên) hoặc 3-4 ngày là được.
- Lấy vịt gác bếp xuống cho vào nồi hấp, hấp khoảng 40 phút đến 1 tiếng để chín thịt.
- Tiếp tục gác bếp vịt khoảng 1, 2 ngày để thịt vịt khô và có mùi vị đặc trưng thì lấy ra dùng.
Thành phẩm là món thịt vịt thơm lừng, màu nâu vàng cánh gián rất bắt mắt. Hương vị đậm đà ngon ngọt, có mùi thơm của gia vị và mùi khói bếp đặc biệt ăn ngất ngây.
Ăn vịt gác bếp ở đâu chuẩn vị ngon tại Hà Nội?
Hiện nay có rất nhiều quán vịt ngon mọc lên tại Hà Nội nhưng có rất ít quán ăn làm đa dạng món như Vịt 29. Các đầu bếp tài hoa của quán luôn không ngừng sáng tạo để cho ra những món vịt mới lạ cũng như cách nấu món vịt từ các vùng miền khác nhau.
Nếu bạn là tín đồ món vịt, muốn tìm một quán ăn hấp dẫn giữa lòng Hà Nội, Vịt 29 sẽ là điểm đến dành cho bạn. Ở đây bạn muốn ăn vịt chế biến theo kiểu gì cũng có, từ gỏi vịt, bún măng vịt, vịt quay, vịt nướng, vịt nấu chao...đều đủ cả.
Đặc biệt Vịt 29 có món vịt gác bếp và vịt quay Bắc Kinh ngon trứ danh đã làm xiêu lòng biết bao thực khách. Hãy tới thưởng thức và cảm nhận hương vị mới lạ nhé!